P5. Don’t make me think – Tiếng Việt
P5 – Don’t make me think – Bỏ qua những từ ngữ thừa – nghệ thuật “ko viết” trên web Có một câu ngắn gọn và đã đeo đuổi tôi suốt những năm đại học đó là “bỏ qua những từ ngữ thừa” – thật ngắn gọn – một câu ko có từ ngữ nào thừa, một đoạn văn ko có câu nào thừa.
Và khi tôi nhìn vào những trang web, tôi bị ám ảnh rằng hầu hết những từ ngữ tôi nhìn thấy đều chiếm diện tích, chả ai muốn đọc chúng cả. Và thậm chí cả những desc cần thiết để người dùng có thể hiểu cũng có vẻ làm cho nội dung trở nên dài dòng. Và thực sự tôi đã làm đó là rút gọn nội dung xuống còn 1 nửa đổi với hầu hết các nội dung tôi làm – đảo bảo ko mất bất cứ giá trị nào. Và lợi ích thực sự sẽ mang lại sẽ là:
- Loại bỏ những yếu tố làm nhiễu nội dung
- Tạo ra một nội dung hữu dụng hơn và đưa nó đến sát với người dùng
- Khiến cho đoạn nội dung ngắn hơn, cho phép người dùng có thể đọc được nhiều trên mỗi trang mà ko cần phải cuộn chuột.
Tôi sẽ phân chia lại 2 loại nội dung để làm rõ hơn, một là “happy talk” và “introduction” đều phải đi chết đi trong nội dung của trang.
Happy talk phải chết!!!!
Happy talk là một đoạn văn ngắn hoặc dài giới thiệu về công ty, dịch vụ đó theo ngôn ngữ rất sale – sự tuyệt vời của sản phẩm, của dịch vụ.. và chào mừng khách hàng đến với thương hiệu bla bla bla… mà thực ra ko có thật. Thực tế cho thấy happy talk đến từ lời lẽ của những tời rơi quảng cáo rẻ tiền về sản phẩm – nhưng lại rất dễ bị lạm dụng khi đưa vào khu vực nội dung của một trang.
Thông thường thì happy talk hay xuất hiện trên trang chủ nhưng lời chào mừng, một câu slogan, 1 vài câu testimonias…
Người dùng không bao giờ có thời gian để đọc – nhất là đọc đi đọc lại những đoạn happy talk vô nghĩa đó, họ muốn tìm thẳng đến nội dung cần phải đọc. Hãy hạn chế tối đa Happy talk.
Introduction cũng phải chết đi!!!
Người dùng không bao giờ có ý định đọc một đoạn introduction, nhất là những đoạn dài vô nghĩa. Cách tốt nhất là nếu ko có đoạn văn đó, người dùng cũng biết phải làm gì – hãy giản lược nó tối đa – và nếu cắt được thì hủy nó đi cho nhờ.
Ví dụ đoạn trên có một đoạn văn rất dài để giải thích vì sao người dùng nên làm cái survey dưới đây, thuyết phục họ và hướng dẫn họ. Thực tế là khách hàng cảm thấy khó chịu với lời thuyết phục hơn là việc họ bỏ công ra làm survey.
Ví dụ: câu hay chọn câu trả lời ở dropdown dưới đây là hoàn toàn vô ích với người dùng. Cả đoạn số 2 người dùng tự biết khi nhìn thấy form, nó hoàn toàn vô ích. Đoạn số 3 thì có tác dụng gì không vì người dùng đương nhiên không contact vì một thứ làm phiền họ? ..